Để có thể liệt kê được các loại thức ăn cho lợn, biết được các thông tin về thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn thường dùng cho chăn nuôi lợn, cần phải lựa chọn và tìm kiếm được các loại thức ăn cung cấp năng lượng (tinh bột) và cung cấp protein (đạm), thức ăn bổ sung khoáng, vitamin có chất lượng tốt phù hợp cho lợn.
*Thức ăn cho lợn cơ bản là những loại thức ăn có nhiều tinh bột, chiếm tỉ lệ cao trong hỗn hợp thức ăn của lợn và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả chăn nuôi.
Thức ăn cơ bản được phân chia ra hai loại nhóm chính: -Nhóm cung cấp protein (đạm):
+Nhóm cung cấp năng lượng (tinh bột):
-Thóc, lúa: là loại ngũ cốc dùng cho người và gia súc. Thóc cung cấp giá trị dinh dưỡng cao, lợn dễ tiêu hóa và hấp thu tốt. Trấu chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt thóc. Trấu rất giàu silic, tuy nhiên các mảnh trấu sắc nhọn dễ làm tổn thương thành ruột, vì thế khi dùng làm thức ăn cho lợn cần phải loại bỏ trấu.Lượng protein, chất béo, giá trị năng lượng thấp hơn ngô, còn xơ lại cao. Tỉ lệ protein trung bình của thóc là 78 – 87 g/kg và xơ từ 90 – 120 g/kg.
-Ngô: Là loại thức ăn chủ yếu cho lợn, gồm ngô trắng và ngô vàng.
Ưu điểm: Trong ngô vàng chứa nhiều vitamin nhóm B và D hơn. Đặc biệt trong ngô có chứa hàm lượng năng lượng cao nhất; Giàu tinh bột, ngon miệng, tỉ lệ tiêu hóa cao.
Nhược điểm: Trong ngô thiếu các axit amin thiết yếu như lizin, trytophan, vì vậy khi sử dụng nên phối hợp với các loại thức ăn khác. Ngô rất dễ bị nấm mốc và mọt, do đó, khi thu hoạch cần phơi và sấy khô nhằm tránh nấm mốc có độc tố Aflatoxin dễ gây ngộ độc cho lợn. Trong thành phần dinh dưỡng của cây ngô mà lợn có thể hấp thu, nên cho ăn đến 40% trong khẩu phần, tùy thuộc vào giá cả để giảm bớt. Lợn con và lợn choai nên sử dụng khoảng 25%.
Cám có 2 loại là cám to và cám nhuyễn:
Cám to: Trấu, mày, mộng hạt lúa cùng một ít vỏ ngoài hạt gạo. Thành phần chủ yếu gồm có: năng lượng 2553 Kcal; Protein: 12,4%; Gluxit: 49,29%; Lipit: 13,5%; Chất xơ: 11,0%. Ưu điểm là giữ nguyên được vitamin B1, có nhiều lipit và chất xơ nên dùng cho lợn nái sinh sản và lợn choai. Lợn ăn nhiều dễ bị tiêu chảy và hệ số tiêu hóa giảm. Nhược điểm do nuôi hoàn toàn bằng cám to nên sẽ chậm lớn và mỡ nhão; cám có nhiều lipit dễ bị oxi hóa có mùi hôi và dễ bị nấm mốc. Cám to nên trộn cho lợn nái không quá 30%; lợn choai từ 10 – 20%. Lợn con không nên cho ăn.
Cám nhuyễn: là một lớp vỏ lụa ngoài hạt gạo, có tỉ lệ protein, lipit và gluxit nhiều hơn nên dễ tiêu hóa hơn, không nên dùng quá 25%.
Gạo lứt: là loại gạo mới bóc vỏ trấu bên ngoài, gồm Protein: 9,1%, lipit béo: 2%, chất xơ: 1,1%, gạo lứt có nhiều vitamin nhóm B, nhưng lại ít vitamin A. Lợn ăn gạo lứt cho thịt và mỡ chắc.
Sắn: Có chứa nhiều tinh bột, ít protein, vitamin và chất khoáng. Sắn tươi có chứa: 18,5% gluxit; 0,8 – 1,1% protein; 0,25% lipit; 1,4% xơ. Sắn khô bóc vỏ có chứa 72,8% gluxit; 2,38% protein; 0,38% lipit. Với ưu điểm là loại thức ăn phổ biến, rẻ tiền, có chứa nhiều tinh bột, nhưng lại có nhược điểm là có quá ít chất đạm, vitamin và chất khoáng. Nếu cho lợn ăn nhiều sắn trong khẩu phần thì lợn xù lông, chậm lớn.
Chúc bà con thành công !
Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Bình Quân
Đ/c: Điểm công nghiệp Phú Thịnh – thị xã Sơn Tây – Hà Nội.
ĐT: 02433.616.768 – 09.1234.2772
Viết bình luận