Là vật nuôi gần gũi với con người, chăn nuôi vịt mang lại hiệu quả kinh tế cao được rất nhiều hộ gia đình lựa chọn. Bên cạnh đó, kỹ thuật chăn nuôi cũng vô cùng đơn giản, vì vậy, với bà con nông dân đang loay hoay tìm cách thoát nghèo, chăn nuôi vịt là gợi ý khá lý tưởng..
1.Cách chọn vịt giống:
Tương tự như một số vật nuôi khác, cách làm giàu từ chăn nuôi vịt yêu cầu bạn phải lựa chọn được nguồn cung cấp con giống có chất lượng cao. Thông thường, vịt con nở đúng ngày (28 ngày) là tốt nhất. Nếu vịt nở sớm hoặc nở muộn đều sẽ không tốt bởi chúng dễ chết trong quá trình nuôi dưỡng. Khi chọn mua, bà con nên tìm đến các cơ sở cung cấp giống uy tín, lựa những con nhanh nhẹn là tốt nhất.
2.Điều kiện chuồng nuôi:
Đầu tiên, bạn nên chia lô cho đàn vịt với số lượng khoảng 100 – 250 con/1 ô, và quây chúng lại bằng phên tre. Nếu nhốt vịt quá đông sẽ dẫn đến tình trạng xô đẩy, vịt còi cọc hoặc dễ chết. Khi chọn chỗ nuôi vịt, bạn nên chú ý đến điều kiện ánh sáng. Đó phải là nơi thoáng mát, khô ráo nhưng đủ ấm.
Với vịt con từ 1 – 10 ngày tuổi, bạn cần lưu ý dùng thêm đèn sưởi sao cho nhiệt độ trong chuồng là 25- 30 độ C. Khi vịt lớn hơn, khoảng 10 – 25 ngày tuổi, nhiệt độ phù hợp là 20 – 25 độ C, độ ẩm trung bình 65%. Nếu được nuôi dưỡng trong điều kiện ẩm thấp, vịt sẽ dễ mắc phải một số bệnh.
3.Chăm sóc vịt:
Nếu đã chọn cho mình cách làm giàu từ chăn nuôi vịt, bạn cần phải tìm hiểu những thông tin để chăm sóc vịt trong môi trường tốt nhất.
Khi mua vịt giống mới nở, bạn không nên cho vịt ăn luôn mà hãy để khoảng 4 giờ sau mới cho ăn. Thực tế, vịt mới nở thường còn chứa một lượng chất dinh dưỡng nhất định trong cơ thể được sản sinh từ lòng đỏ. Vì vậy, nếu bạn cho ăn luôn, lượng dinh dưỡng này không tiêu được dẽ làm cho vịt chết.
Khi vịt được 1 – 3 ngày tuổi, bạn có thể cho vịt ăn thức ăn tùy vào điều kiện gia đình, có thể là ngô xay, gạo xay nấu chín… Thường 3 – 4kg gạo có thể đáp ứng được nhu cầu thức ăn của khoảng 100 con vịt ăn trong một ngày. Bạn có thể cho vịt ăn từ 4 – 5 bữa là tốt nhất và sau khi ăn nên cho vịt uống nước. Thực tế, nhiều gia đình thường có thói quen cho vịt ăn cá, tôm, tép khô, … khi còn mới nuôi. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm, việc cho vịt ăn thức ăn nhiều chất đạm khi còn bé có thể khiến vịt khó tiêu và dễ chết.
Khi vịt được 4 – 10 ngày tuổi, bên cạnh những thức ăn trên, bạn đã có thể cho vịt ăn rau xanh. Bạn cũng có thể cho vịt ăn thêm tôm, tép, khô cá cơm nhưng chỉ với số lượng ít. Bạn cũng nên thả vịt xuống dưới nước để tập làm quen với điều kiện môi trường sống.
Khi vịt được 11 – 30 ngày tuổi, bạn có thể cho vịt ăn gạo, ngô xay sống hoặc nấu cám với rau xanh cho vịt ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể thả vịt ngoài đồng để tự kiếm thức ăn và cho vịt ăn thêm tôm, cua, cá, ốc băm nhỏ…
Khi vịt được 30 ngày tuổi trở lên, bạn đã có thể thả vịt ra đồng để chúng tự kiếm mồi. Nếu chúng không đủ thức ăn, có thể cho ăn thêm thức ăn như trên.
Nếu thấy vịt có một số biểu hiện như: ủ rũ, chậm chạp hoặc kêu nhiều, có thể vịt bị mệt, khát nước hay quá nóng. Khi đó, bạn cần cho vịt uống nước cũng hư xem lại chuồng nhốt. Đến thời điểm được 70 – 90 ngày tuổi, vịt phát triển chậm, có thể giết thịt. Thời điểm này, bà con nên liên hệ các địa chỉ thu mua vịt để hoàn tất vụ chăn nuôi của mình.
Cách làm giàu từ chăn nuôi vịt không khó, bà con nên chú ý một vài đặc điểm khi chọn giống, chế độ ăn của vịt là có thể thành công như ý muốn.
Chúc bà con chăn nuôi thành công!
Viết bình luận